Cách chữa cháy hiệu quả nhất mà ai cũng cần biết
ANTD.VN – Phòng Cảnh sát PCCC số 7 đã tập huấn, tuyên truyền, nâng cao kỹ năng, ý thức PCCC cho cán bộ, công chức, viên chức huyện Thanh Trì vào ngày 25-11.
Xác định vai trò của người đứng đầu cơ sở đối với an toàn PCCC là nhiệm vụ quan trọng, Phòng Cảnh sát PCCC số 7 đã tổ chức tuyên truyền, tập huấn, nâng cao kỹ năng chữa cháy, thoát nạn cho CBNV thuộc UBND huyện Thanh Trì.
Cán bộ PCCC hướng dẫn CBNV cách sử dụng bình chữa cháy xách tay an toàn.
Tại buổi tập huấn, các học viên được chuyên gia cứu hỏa hướng dẫn, phổ biến Luật, quy định cơ bản về an toàn PCCC đồng thời khái quát tình hình cháy nổ trong thời gian qua. Từ vụ cháy cụ thể, chuyên gia đã đưa ra những khuyến cáo quan trọng và cách sắp xếp vật dụng trong gia đình cũng như cách thức bày hàng hóa, đồ đạc tại những gia đình có nhà ở kết hợp kinh doanh và nơi làm việc.
CBNV thực hành dập lửa.
Dẫn chứng từ những vụ cháy gần đây, cán bộ PCCC trao đổi, hướng dẫn các học viên cách thoát nạn, chữa cháy hiệu quả nhất, an toàn nhất. Cũng từ đó, các chuyên gia phân tích dây lưng lv nguyên nhân từng vụ cháy cụ thể. Ví dụ, đối với gia đình sử dụng bình gas để đun nấu, cần các thao tác cơ bản để an toàn cho gia đình như: khóa van bình gas khi không sử dụng, kiểm tra thường xuyên các đường ống dẫn gas, lắp đặt thiết bị báo rò khí gas…và đặc biệt khi đun nấu phải lưu ý.
Lực lượng cứu hỏa thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn tại UBND huyện Thanh Trì.
Cán bộ cảnh sát PCCC khuyến cáo, khi trong nhà phát hiện có mùi gas sống không nên bật bất cứ thiết bị điện nào, sau đó mở cửa thoáng cho hết mùi và báo cho lực lượng cảnh sát PCCC.
Đối với hệ thống điện, cần tắt khi không sử dụng. Thường xuyên kiểm tra các thiết bị như bình nóng lạnh, máy giặt và bảo dưỡng đúng định kỳ. Không để đồ dễ cháy gần các bóng điện thắp sáng, các ổ cắm điện. Đối với bếp dùng nguồn điện cần làm cầu dao dây dẫn riêng để tránh việc quá tải gây chập cháy. Trong khi kho, đun, nấu tuyệt đối không được lơ là, bỏ quên sẽ dễ dẫn đến cháy. Và điều quan trọng nhất, đối với mỗi gia đình cần phải trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy xách tay để kịp thời xử lý khi không may có sự cố cháy xảy ra.
Lực lượng cứu nạn thực tập cứu người mắc kẹt
Đại úy Nguyễn Tuấn Dũng, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC số 7- Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội cho biết: “Cơ quan làm việc là nơi để rất nhiều tài liệu quan trọng, do vậy việc tập huấn, tuyên truyền không chỉ nâng cao kỹ năng chữa cháy kịp thời cho CBNV mà còn là cách “thức tỉnh” đề cao cảnh giác về an toàn PCCC. Quan trọng hơn, đối với cơ quan, doanh nghiệp người đứng đầu cơ sở phải chịu trách nhiệm về khi có cháy xảy ra. Vì thế, mỗi cán bộ cần “nhuyễn” các thao tác để kịp thời xử lý ngay khi phát hiện từ ban đầu, như vậy sẽ hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản.
Việc tập huấn thường xuyên sẽ giúp CBNV nâng cao trách nhiệm với an toàn PCCC không chỉ tại nơi làm việc mà còn là tuyên truyền đắc lực tại khu dân cư”.
Lực lượng cứu nạn khẩn trương vào hiện trường làm nhiệm vụ.
Sau khi nghe phổ biến kiến thức chữa cháy thoát nạn, Phòng Cảnh sát PCCC thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn tại tòa nhà UBND huyện Thanh Trì đồng thời hướng dẫn các học viên thực hành dập lửa bằng sự cố giả định chữa cháy bình gas.
Theo: Ánh Nguyệt | Báo An Ninh Thủ Đô.